Tiểu luận về ANTIGONE ở Việt Nam

04/11/2021

Thời gian đọc: 8 phút Những bài luận là nỗ lực của những người viết để ngắm nhìn và soi rọi viên ngọc quý này của văn chương châu Âu cũng như văn chương Thế giới từ các góc tiếp cận khả dĩ và đa dạng: luật pháp, lịch sử, chính trị, văn chương, nữ quyền… nhằm mục đích đào sâu thêm những lớp nghĩa tiềm tàng trong việc diễn giải vở kịch Antigone cho sân khấu Việt Nam, và để gắn kết Antigone với những vấn đề rất quan yếu đối với đời sống và môi trường xã hội của mình.

Nói lên điều không thể biết: Hành động nói và nhận thức luận trong vở kịch “Antigone” của Sophocles

04/11/2021

Thời gian đọc: 19 phút Tiểu luận này xem xét sự hình thành hiểu biết và hành động nói trong vở kịch Antigone của Sophocles với giả định trong thế giới của vở kịch này, hiểu biết là điều bất khả minh định, đặc biệt là hiểu biết về cách cư xử đúng đối với thần thánh và thành bang. Sự bất định này thường trực ở thành Thebes trong vở kịch đến nỗi các nhân vật thấy khó khăn trong việc xác định giữa cái đúng và cái sai, giữa nhân và quả, giữa ý muốn của thần thánh và nguyện vọng của con người. Không thể xác nhận được niềm tin của mình, các nhân vật chính của vở kịch cố gắng biến chúng thành thực tại thông qua lời nói biểu hành.

Antigone và trăm điều phải có thần linh pháp quyền

04/11/2021

Thời gian đọc: 27 phút Có những trường hợp phải mất hàng ngàn năm thì luật pháp mới có thể đồng cảm với số phận và những trăn trở con người và thay đổi quan điểm từ trừng phạt sang bảo vệ những giá trị mà các cá nhân theo đuổi. Antigone là một câu chuyện như vậy. Phẩm giá, nghĩa vụ, đạo đức, gia đình, cá nhân, nữ quyền, quyền con người, quyền tự nhiên, luật tự nhiên, bất tuân dân sự; thật khó có thể hình dung là tất cả các chế định nền tảng của pháp luật hiện đại lại từng được thảo luận qua trăn trở của một người phụ nữ phải đối diện với bi kịch của gia đình trong xã hội Hy Lạp cổ đại từ cách đây 2500 năm. Và thú vị hơn, khi đọc lại tác phẩm này trong bối cảnh Việt Nam đương đại, người đọc hẳn sẽ tìm thấy nhiều điểm tương liên.

Sân khấu hiện đại và sự ra đời của những nữ anh hùng lịch sử: trường hợp Dương Vân Nga

04/11/2021

Thời gian đọc: 14 phút Sau kỷ nguyên dài nằm dưới sự thống trị của hệ tư tưởng Nho giáo, nơi mà tiếng nói của phụ nữ ít được lắng nghe và phản ánh, chủ nghĩa dân tộc hiện đại, các cuộc vận động quần chúng, và đặc biệt là sự mở rộng các chủ đề phản ánh của sân khấu đã đưa nhiều tấm gương phụ nữ quay trở lại, nơi họ có tiếng nói, có tự sự, và có tính chủ thể. Ở trung tâm của các nhân vật nữ này chính là tự sự về những người anh hùng, những người gắn lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc với lợi ích dân tộc và đất nước. Bài viết sẽ làm rõ hơn về cách thức một nhân vật lịch sử như thế đã xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu: thái hậu Dương Vân Nga cùng sự phản ánh về cuộc đấu tranh tâm lý, lựa chọn và hy sinh của bà.

Chào Antigone về với mẹ, hay đôi lời trách móc của người em gái

04/11/2021

Thời gian đọc: 15 phút Thật ra, Antigone là mình. Trong bài luận này, tôi sẽ phân tích vở bi kịch cùng tên của Sophocles như một cuộc chiến quyền lực giữa những cái tôi , và đặc biệt là trong một cái tôi. Tôi sẽ đối thoại với hai quan điểm phê bình, một của nhà triết học nữ quyền người Pháp Luce Irigaray và một của nhà triết học lệch pha người Mỹ Judith Butler, và đưa ra một quan điểm phê bình khác. Hiểu “Antigone”, “phản sinh” trong tiếng Hy Lạp theo nghĩa bóng, có nghĩa là không thể sinh ra chính mình, tôi sẽ áp dụng bài học về quyền lực của vở kịch cho một cuộc tranh luận thần học đương đại về quyền tự do sinh sản của phụ nữ nói riêng, và nhân quyền nói chung.

“Antigone” của Sophocles: Nhìn từ phả hệ nhân vật Antigone trong thần thoại Hy Lạp và từ bối cảnh văn hóa – chính trị Athens thời Sophocoles

04/11/2021

Thời gian đọc: 14 phút Như nhiều vở bi kịch khác cùng thời, Antigone (khoảng 442/441 BC) của Sophocles dựa vào tích truyện có sẵn trong thần thoại Hy Lạp. Song, khi được tổ chức lại thành một tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh để công diễn trước công chúng, tích truyện trên không đơn thuần được Sophocles bê lại nguyên xi mà đã được ông gia công, thêm bớt hoặc sửa chữa một số tình tiết. Xác định nhiệm vụ dựng lại bối cảnh lịch sử của vở kịch để từ đó mời gọi những cách tiếp cận khả hữu, trong tiểu luận này, tôi cho rằng chúng ta cần quan tâm tới cả hai bối cảnh lịch sử: bối cảnh lịch sử của bản thân nhân vật Antigone và gia đình nàng, và bối cảnh lịch sử nơi vở bi kịch Antigone được sáng tác và công diễn.

Những chủ thể ham muốn: Antigone của Sophocles và Kiều của Nguyễn Du

04/11/2021

Thời gian đọc: 18 phút Bài viết phác thảo một hướng nhìnnàng Antigone của Sophocles và nàng Kiều của Nguyễn Du từ góc độ so sánh. Họ cùng là những người nữ tồn tại trong các xã hội nam quyền, vì hi sinh cho gia đình mà rời khỏi lĩnh vực riêng tư để bước vào không gian công cộng của xã hội và chính trị, cuối cùng trở về bên gia đình dưới các hình thức khác nhau (một người chết, một người sống).Sự tự quyết trong lời nói và hành động của họ, hành trình sống của họ qua thế gian này với tư cách là những chủ thể ham muốn luôn khiến người đời sau phải suy nghĩ khôn nguôi.Vượt ra khỏi khuôn khổ giới và đời sống hữu hạn của mình, hai người phụ nữ ấy khiến chúng ta không ngừng phải thao thức với câu hỏi về trải nghiệm làm người.

Đọc Nguyễn Mạnh Tường đọc “Antigone”

04/11/2021

Thời gian đọc: 11 phút Bằng cách đọc xem Nguyễn Mạnh Tường đã kể lại câu chuyện vở kịch Antigone của Sophocles như thế nào cho độc giả Việt Nam, bài viết soi rọi một trong những diễn giải Antigone sớm nhất ở Việt Nam nơi vở kịch Antigone được dùng như một ẩn dụ chính trị, còn nữ nhân vật chính thì được coi như một hình tượng nổi loạn, đại diện cho tự do và dân chủ, để chống lại chính quyền toàn trị. Cách đọc này phổ biến và đồng vọng với rất nhiều cách diễn giải khác trên thế giới về vở kịch Antigone, nhưng cũng đặc biệt bởi những diễn giải chính trị của nó trong bối cảnh xã hội Việt Nam với phong trào các trí thức và văn nghệ sĩ đang đấu tranh “để phát huy đẩy mạnh tự do sáng tác văn nghệ theo phương châm trăm hoa đua nở”.

Con người giữa hai thế giới hay ý nghĩa của cái chết: Một hành trình từ “Antigone” và “Crito” đến “Người thiếu phụ Nam Xương”

04/11/2021

Thời gian đọc: 17 phút Bài thuyết trình phân tích các viễn tượng khác nhau về cái chết và cho thấy sự xung đột giữa chúng được triển khai trong vở Antigone như thế nào. Cái chết của Polynice, thể xác và phần đời sau khi chết của anh ta hiện lên qua những giải thích và hành động đầy mâu thuẫn của các nhân vật kịch. Bằng cách đó, vở kịch gợi mở những suy tư về ý nghĩa cái chết, về quyền lực, niềm tin và sự lựa chọn.