Dịch là hóa thân

30/11/2021

Thời gian đọc: 3 phút Viết là như bị nhốt xuống hầm, không biết phải đi đâu về đâu, hay hay dở, có lặp lại ai không, bao giờ mới xong. Ngược lại, dịch là có người dẫn đường: tác giả đi đâu tôi theo đấy, câu nào chưa hay tôi không chịu trách nhiệm, câu nào hay tôi không ngộ nhận là của tôi, câu nào khó hiểu tôi dừng lại tra cứu, hôm nay bận mai tôi dịch tiếp. Nói cách khác, tôi chỉ xin phép được “hóa thân” làm tác giả trong lúc dịch, xong việc tôi lại là tôi.

Lawrence Venuti, Sự vô hình của người dịch (trích) (1995, 2008)

30/11/2021

Thời gian đọc: 93 phút Mục đích của cuốn sách này là tấn công vào sự vô hình của người dịch, qua một lịch sử của dịch thuật Anh ngữ đương đại và từ góc nhìn phản kháng lại nó. Và bằng việc xác định xem điều gì đã bị thống trị hoặc bị loại trừ trong quá khứ và bị che khuất trong sử học thông thường, một phân tích như vậy không chỉ có thể chất vấn các điều kiện văn hóa và xã hội xung quanh nó, mà còn đề xuất các điều kiện khác cần thiết lập trong tương lai.

Sáu năm những đứa trẻ chết già: Tôi dịch Nguyễn Bình Phương sang tiếng Anh như thế nào

30/11/2021

Thời gian đọc: 16 phút Cá nhân tôi cho rằng, dịch ngược không khó bởi nó là dịch ngược. Ta là người Việt, tất nhiên là ta đọc tiếng Việt rành hơn người đọc nó là ngoại ngữ (trong phần lớn trường hợp), ta hiểu ‘mentality’ Việt, và cái này tôi nghĩ quan trọng hơn cả. Tôi nghĩ cái khó là làm sao để diễn đạt nó trong thứ tiếng (ta có thể gọi) là ngôn ngữ thứ hai của ta, làm sao cho người đọc nó có cảm nhận như ta có khi ta đọc nó trong tiếng Việt.

Bàn tròn dịch thuật: Các lý thuyết về người dịch (2020)

30/11/2021

Thời gian đọc: 73 phút Dịch thuật giống như một trò chơi vương quyền, quyền trong tay của người dịch và người được dịch, quyền của nhà xuất bản được xuất bản đến đâu, quyền của người biên tập được biên tập và được cắt được sửa đến đâu, quyền của người đọc là được đón nhận nhưng phải đón nhận cái gì, thực sự có phải đón nhận toàn bộ nguyên tác hay chỉ là một sản phẩm bị chi phối bởi văn hoá, chính trị, người biên tập và người dịch. Đó là một quá trình giải thích tại sao dịch thuật đã đi rất xa so với câu chuyện tín đạt nhã ban đầu, mà nó nói về câu chuyện vai trò của dịch thuật trong xã hội cũng như vai trò của người dịch.

Friedrich Schleiermacher, Về các phương pháp dịch thuật (1813)

30/11/2021

Thời gian đọc: 56 phút Mục đích của dịch giả cần phải là mang đến cho độc giả chính những hình ảnh và niềm vui thích mà tác phẩm gốc có thể mang lại cho bộ phận người đọc có hiểu biết mà chúng ta vẫn hay gọi là “người sành sỏi”: ngôn ngữ ngoại quốc anh ta đã quen nhưng vẫn luôn còn lại chút gì xa lạ; tuy không còn như cậu học trò phải chiếu từng chi tiết nhỏ sang tiếng mẹ đẻ mới nắm được nội dung toàn thể, nhưng luôn ý thức về sự khác biệt giữa ngôn ngữ ấy và tiếng mẹ đẻ của anh ta, ngay cả khi vẫn vui thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm.

Hợp đồng dịch sách văn học ở Anh hiện nay như thế nào?

30/11/2021

Thời gian đọc: 5 phút Nhà xuất bản sẽ trả cho Người dịch mức nhuận bút như quy định tại khoản Khoản 18, với khoản tạm ứng tính theo mức 95 bảng Anh/1000 chữ Bản dịch, tạm tính tương đương với … bảng. Khoản tạm ứng này sẽ được thanh toán một nửa khi ký hợp đồng, phần còn lại thanh toán khi nộp bản thảo đầy đủ.

Dịch thuật ở/trong/và/từ/của Đông Nam Á: Những cuộc gặp gỡ

30/11/2021

Thời gian đọc: 57 phút Trò chuyện với Lezhi còn khiến mình vững tin hơn vào một điều rằng mình chỉ cần tự tin là mình, chỉ cần làm tốt những điều mình được học, được biết, cần làm, cần viết, chẳng cần lo sợ không được chào đón hay phải thuộc về một nền văn hoá khác. Danh tính tốt đẹp nhất ấy là danh tính của mình khi là mình.

Itamar Even-Zohar, Vị trí của văn học dịch trong đa hệ thống văn chương (1990)

30/11/2021

Thời gian đọc: 13 phút Ta rất dễ cho rằng do văn học dịch nằm ở vị trí ngoại biên trong nghiên cứu văn học nên nó cũng vĩnh viễn chiếm vị trí ngoại biên trong đa hệ thống văn chương, song điều này hoàn toàn không đúng. Văn học dịch trở thành trung tâm hay ngoại biên, và vị trí này liên quan gì với văn vựng mang tính đổi mới (“nguyên cấp”) hay bảo thủ (“thứ cấp”), tùy thuộc vào nhóm đa hệ thống cụ thể đang được nghiên cứu.

Sự ngu ngốc của con người ở mọi nơi đều giống nhau, Švejk được khen ngợi ở Việt Nam: Phỏng vấn dịch giả Bình Slavická

30/11/2021

Thời gian đọc: 13 phút Tôi không dám nói rằng có tồn tại một thứ hài hước phổ quát, dễ hiểu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bởi lẽ sự hài hước bộc lộ cái riêng biệt về dân tộc này hoặc dân tộc kia và về văn hóa của dân tộc đó. Nhưng khi đọc Švejk, tôi có cảm giác rằng cuối cùng thì nó có tồn tại, rằng Švejk của Hašek có cái hài hước chung. Sự ngu ngốc của con người ở mọi nơi đều giống nhau.

1 2 3 4