Jaroslav Hašek, Vận mệnh người lính tốt Švejk trong Đại chiến thế giới (trích)

31/07/2019

Thời gian đọc: 21 phút Ngày nay, trên các nẻo đường Praha, chúng ta có thể gặp một người đàn ông ăn mặc tồi tàn, một người không hề biết mình có ý nghĩa gì trong lịch sử của thời đại lớn lao mới. Người đàn ông ấy khiêm tốn rảo bước trên đường đi của mình, không làm phiền ai và cũng chẳng bị các nhà báo làm phiền để xin được phỏng vấn ông. Nếu mà bạn hỏi ông tên là gì, thì ông ấy sẽ trả lời một cách đơn giản và khiêm tốn: „Tôi là Švejk…“

Bàn tròn về văn học Trung-Đông Âu

31/07/2019

Thời gian đọc: 28 phút Chẳng hạn, ta nói đến Franz Kafka. Ông ấy sinh ra và sống cả đời ở Praha song không phải người Tiệp. Ông là người Do Thái, sống tại Praha mà vào thời đó là một phần của đế quốc Áo-Hung, và ông viết bằng tiếng Đức. Kafka là người nước nào là vấn đề gây tranh cãi. Người Tiệp có thể nhận Kafka là người của mình, người Do Thái cũng có thể tự hào ông ấy là “nhà văn của chúng tôi”. Mặt khác, văn học Đức ngữ (Đức, Áo, Thụy Sĩ) có thể giành ông ấy về mình bởi ông ấy viết bằng tiếng Đức.

Thế nào là Trung Âu? Bàn tròn Budapest từ những nhà văn Trung Âu (?) siêu to khổng lồ

31/07/2019

Thời gian đọc: 34 phút Theo một luận điểm thường xuyên được đưa ra, “Trung Âu” là một ý niệm nhân tạo, bởi lẽ các quốc gia quy tụ dưới cái tên này vẫn mong mỏi trở thành một phần của Tây Âu và chỉ vậy thôi. Trong nhận định ấy có một phần sự thật, nhưng những người ủng hộ nó lại bỏ qua những sự việc nhất định và một vài sang chấn chưa nguôi ngoai.

Milan Kundera, Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu

31/07/2019

Thời gian đọc: 44 phút Ngay từ giữa thế kỷ XIV, Đại học Charles tại Praha đã tập hợp các trí thức (giáo sư và sinh viên) đến từ Séc, Áo, Bayern, Saxony, Ba Lan, Litva, Hungary và Rumania với ý tưởng manh nha về một cộng đồng đa dân tộc mà ở đó mỗi dân tộc đều có quyền sử dụng ngôn ngữ riêng của mình: quả vậy, chính dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của trường đại học này (nơi nhà cải cách tôn giáo Jan Hus từng làm hiệu trưởng), những bản dịch đầu tiên của Kinh Thánh sang tiếng Hungary và tiếng Rumani đã ra đời.

John M. Ellis, Đọc Kafka như thế nào: Phần I

31/07/2019

Thời gian đọc: 30 phút John Updike cho rằng Kafka là nhà ngụ ngôn siêu đẳng nói lên những nỗi niềm suy tư trăn trở mang tầm cỡ vũ trụ của con người hiện đại, nghe thì thật là sâu sắc uyên thâm, nhưng Updike cũng không bao giờ giải thích rằng những nỗi niềm đó là gì hay vì sao chúng lại tầm cỡ đến thế, cũng không nói được cho ta hay rằng Kafka đã nói gì về những trăn trở này.

John M. Ellis, Đọc Kafka như thế nào: Phần II

31/07/2019

Thời gian đọc: 33 phút …rất nhiều người đã tường thuật lại rằng Kafka thường cười phá lên khi đọc tác phẩm của mình: ông không hề thấy nó u ám, và không có lý do gì chúng ta nên thấy như vậy cả. Có những yếu tố nghịch dị nhất định ở Kafka thật đấy, nhưng đây là sự nghịch dị của người vẽ tranh biếm họa. Biếm họa bóp méo hiện thực của một khuôn mặt, chẳng hạn, để nó có thể tô đậm thêm những đường nét nổi bật và thú vị nhất.

Jerzy Ficowski, Thời gian của Schulz

31/07/2019

Thời gian đọc: 14 phút Thiếu dũng khí vươn ra số đông bạn đọc, ban đầu ông thử viết cho một người đọc cụ thể: người nhận thư. Chính bằng cách này, qua từng lá thư, từng đoạn chữ, mà Những cửa hiệu quế thành hình: từ nhiều xấp vài trang một xếp gọn trong từng chiếc phong bì lâu lâu được thả vào hòm thư.

1 2 3 4