Zzz Review số 3: Nhời đàn bà

30/10/2018

Thời gian đọc: 6 phút Mục lục số 3 của Zzz Review, với theme Nhời đàn bà, từ những đàn bà Nobel đàn bà Booker đàn bà tự hào nữ quyền cho tới đàn bà Tùy nữ đàn bà lầm than đàn bà hoang mang nói nhảm. Tất nhiên cũng không thiếu những đàn ông hoành tráng: Eugenides, Đăng Thư, Hoàng Đăng Lãnh; vậy nên Bi, đừng sợ, mời vào.

[Booker 2018] Anna Burns, Người đưa sữa (trích)

30/10/2018

Thời gian đọc: 18 phút Một vài đứa con gái nhất định sẽ không được dung thứ nếu bị xem là không chịu phục tùng đàn ông, không chịu công nhận sự vượt trội của đàn ông, thậm chí còn đi xa đến mức dám bật lại đàn ông, mà về cơ bản là những đứa con gái cứng đầu, một giống loài xấc láo và quá đinh ninh về mình.

Natascha Wodin, Người đến từ Mariupol (trích)

30/10/2018

Thời gian đọc: 28 phút Mẹ tôi rơi vào giữa nanh vuốt của hai nền độc tài, nền độc tài dưới trướng Stalin ở Ukraine trước, rồi đến nền độc tài dưới trướng Hitler ở Đức.

Bohumil Hrabal, quá ồn một nỗi cô đơn (trích)

30/10/2018

Thời gian đọc: 12 phút Đúng, đi cùng sáng tối chập choạng là vẻ đẹp. Bên ngọn lửa trong chiếc lò để mở, nàng di-gan đứng dậy, trần truồng, và trong lúc nàng di chuyển, tôi nhìn thân hình nàng hiện rõ đường nét trong hào quang vàng của lửa như vòng hào quang bao quanh tượng thánh cha Ignace de Loyola gắn cứng trên đỉnh mặt tiền nhà thờ ngoài Quảng trường Charles. Và khi thêm ít củi vào lửa rồi quay lại nằm trên người tôi, nàng quay đầu ngắm gương mặt trông nghiêng của tôi và lướt ngón tay quanh mũi miệng tôi; nàng không bao giờ hôn tôi và tôi cũng không hôn nàng, chúng tôi nói mọi điều bằng những bàn tay và rồi nằm đó nhìn những tia lửa và ánh bập bùng trong chiếc lò gang cũ méo mó, những vòng xoắn ánh sáng từ cái chết của gỗ. Chúng tôi chỉ muốn được sống như thế mãi mãi, vô cùng, chẳng khác gì chúng tôi đã nói hết mọi điều cần nói với nhau, chẳng khác gì chúng tôi đã sinh ra cùng nhau và không bao giờ chia lìa.

Bohumil Hrabal: Tiếng cười cận kề cái chết

30/10/2018

Thời gian đọc: 15 phút Có chất hí lộng, và một nỗi buồn, trong viễn cảnh một tham vọng lớn (“cho cả nhân loại ấy chứ”) tới mức phải luôn vỡ mộng, và cũng hí lộng trong cái cách dễ dãi và thậm chí tự hào mà nhân vật này chấp nhận mình tuyệt vọng: chẳng phải y cũng có chút hài lòng với “đám mây đen nhỏ xíu” đã cản trở số phận đấy ư? – ít ra thì y cũng có chút danh tiếng đó chứ. Do đó nhân vật này có thể là lớn lao không chỉ trong tham vọng riêng mà còn trong cách y chấp nhận định mệnh. Và cái cụm từ “đám mây đen nhỏ xíu” há chẳng phải đã được viết rất khéo đó sao? Nó ám chỉ một kẻ tự thấy mình ngon lành đến độ y tự nhìn bản thân như một bình diện địa lý, như một vùng đất bị che phủ u ám đang trải qua một đợt áp thấp trên bản đồ thời tiết châu Âu. Quan trọng nhất, “nhỏ xíu” là một từ tuyệt hay, vì nó hàm ý rằng người đàn ông này, dù có lẽ kiêu hãnh về điều bất lợi của mình, nhưng cũng có thể khinh thường chính điều đó, hoặc tin rằng y có thể gạt bỏ nó đi ngay bất cứ lúc nào cần và tiếp tục làm những chuyện đại sự.

“Một sự thật cá nhân bị dồn nén tận đáy của ý thức”: Lối viết và tiếng nói nữ trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”

30/10/2018

Thời gian đọc: 27 phút Một tác phẩm như Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, với quy mô cực kì lớn của những đối tượng tham gia phỏng vấn, là một sự thể hiện đậm đặc lối viết nữ vì lời trần thuật không chỉ của riêng một nhân vật, một tác giả nữ (vốn chỉ đưa một lượng rất ít lời kể và kinh nghiệm của mình) mà là của chung một cộng đồng nữ. Thế giới trải nghiệm trong tác phẩm là một tự sự nữ, theo cách nói của Hélène Cixous. Như chính tác giả nhận xét, đó là “các câu chuyện thuộc một tính chất khác và nói về những chủ đề khác”, tạo nên “cuộc chiến tranh ‘nữ’ có những màu sắc riêng của nó, những mùi riêng của nó, nguồn chiếu sáng riêng và không gian cảm xúc riêng của nó”. Lối viết nữ biểu hiện qua cách thức tư duy, cách thức tổ chức câu chuyện của những nữ cựu binh. Khi họ kể về chính họ, tái hiện ký ức về cuộc chiến tranh, thì ngay cả ngôn ngữ trong tác phẩm cũng thay đổi so với thứ ngôn từ nam quen thuộc.

Thuận, Thư gửi Mina (trích)

30/10/2018

Thời gian đọc: 27 phút Pema bảo nó thèm những điều ngọt ngào, khi không có tình yêu thì nó yêu những cái giống như tình yêu. Rằng thật là oái oăm, càng thèm món chính thì nó càng phải ăn món tráng miệng, càng nhớ anh nhà báo chiến tranh thì nó càng có nhu cầu làm tình với thằng trai trẻ. Trên giường, chúng nó vừa làm tình vừa cầu nguyện cho Kabul. Nó, theo tôn giáo của nó. Thằng kia, theo tôn giáo của thằng kia. Mỗi đứa tin vào một Thượng Đế khác nhau, nhưng cầu nguyện là việc mà chúng nó vẫn làm. Mina, có lẽ mày không tưởng tượng được, không ai tưởng tượng được rằng giữa Sài Gòn, nguyên Ho Chi Minh city, thành phố lớn nhất, hiện đại nhất dải đất loằng ngoằng hình chữ S mấp mé bờ Đông của Thái Bình dương, từng có hai cơ thể khỏe mạnh và đẹp đẽ cứ sắp đạt cực khoái lại tự động tách khỏi nhau để thầm xin đức Phật và Chúa Giêsu hãy ra tay khiến bom ngừng rơi, máu ngừng đổ ở mảnh đất Kabul xa lắc xa lơ của chúng mày nơi cả hai chúng nó chưa đứa nào từng có kỷ niệm, thậm chí từng đặt chân.

Emma Hooper: “Đi đi, làm bất cứ điều gì, bất cứ khi nào”

30/10/2018

Thời gian đọc: 9 phút Nhịp điệu là một phần rất lớn trong văn của tôi. Tôi thường quay lại thay đổi câu này câu nọ vì nó có quá nhiều hay quá ít âm tiết, hay điểm nhấn nằm sai vị trí, mặc cho nghĩa của từ ngữ có thế nào. Nhịp điệu câu văn có thể cuốn bạn vào và dẫn bạn đi, như trong âm nhạc vậy. Điều đó người ta thừa nhận ở thơ, tôi nghĩ thế, nhưng ở văn xuôi thì ít được chú ý hơn. Tuy vậy tôi nghĩ nhịp điệu ở văn xuôi cũng quan trọng ngang ngửa, nếu không nói là hơn, đối với tôi, bởi cả chồng cả đống câu chữ cần nhịp điệu mới có thể không ngừng dẫn dắt và đưa bạn qua, cả người viết lẫn người đọc.

Kim Thúy, Ru (trích)

30/10/2018

Thời gian đọc: 15 phút HỒI CÒN NHỎ, TÔI CỨ NGHĨ chiến tranh và hòa bình là hai từ trái nghĩa. Thế nhưng lúc Việt Nam còn khói lửa, tôi đã sống trong hòa bình, và tôi chỉ biết về chiến tranh sau khi Việt Nam xếp dọn vũ khí. Tôi nghĩ chiến tranh và hòa bình, trên thực tế, là bạn hữu và chúng cười nhạo chúng ta. Chúng đối xử với chúng ta như kẻ thù khi nào chúng thích, khi nào thấy tiện, mà chẳng thèm bận tâm đến định nghĩa hay vai trò mà chúng ta gán cho chúng. Vì thế, có lẽ không nên tin vào vẻ bề ngoài của chiến tranh hay hòa bình để chọn hướng nhìn. Tôi thật may vì ba mẹ tôi đã có thể giữ được điểm nhìn của họ bất kể cái màu của thời đại hay khoảnh khắc ấy có ra sao. Mẹ tôi thường đọc tôi nghe câu thành ngữ được viết trên bảng đen cái hồi bà lớp tám, ở Sài Gòn: Đời là chiến trận, nếu buồn là thua.

Trạch Vĩnh Minh: Nhà thơ chứ không phải nhà thơ nữ

30/10/2018

Thời gian đọc: 6 phút Sự mặc khải về bóng tối tâm linh bằng ánh sáng của ngôn ngữ thể hiện thông qua hình thức tự bạch dường như là mô hình của nhiều bài thơ của Trạch Vĩnh Minh, nổi bật với các biểu tượng bóng tối, nước, trăng, người mẹ, cái chết – những nguyên lý tính âm theo quan niệm truyền thống Trung Hoa.

1 2