VH Nhật
Mishima Yukio, Kịch Noh hiện đại
Mishima đã “cải biên” một cách tài tình hai vở kịch Noh truyền thống nổi tiếng, đặt chúng vào bối cảnh thế kỷ hai mươi, với ít nhiều thay đổi trong thành phần nhân vật, cốt truyện. Hạt nhân hay mô-típ chủ đạo của câu chuyện, cũng như cốt cách và phong vị của kịch Noh truyền thống hầu như vẫn nguyên vẹn, và đồng thời đấy là kịch của thời nay, rộng mở cho những phương pháp biểu đạt khoáng đạt, phóng túng nhất của sân khấu hiện đại.
Kawabata Yasunari, “Đôi mắt mùa xuân”
Đã vậy, cả hai lần đều tình cờ chạm mặt Kurimoto Chikako khiến anh nghĩ chuyện không đơn giản. Như thể bị những ân oán trong quá khứ hay vong linh nào đó theo ám. Nhưng, thật ra, từ sau ngày cưới Yukiko về, không một lần nghĩ đến việc mời cha vợ đến nhà chơi thì Kikuji mới đúng là có vấn đề. Kikuji biết rõ Yukiko đang giả vờ, nhưng tự thân anh cũng không tài nào biết được độ sâu vực thẳm vốn đang bị sự tăm tối của vẻ giả tạo ghê gớm của bản thân bao bọc. Và Kikuji cũng không thể biết được người con gái trinh nguyên như Yukiko tiếp nhận sự giả dối của tình yêu bạc nhược của anh ra sao?
Stephen Snyder, Hiệu ứng Murakami: Về hiểm nguy bị đồng hóa của thứ văn chương dễ chuyển ngữ
… những người như Murakami Haruki, thúc đẩy dòng chảy văn chương, và những người như Mizumura Minae, tạo ra những trở ngại đầy kích thích cho dòng chảy—vốn thường hiển hiện chính bởi chúng tồn tại song song với thứ văn hư cấu toàn cầu mới chán ngắt.