Clemens J. Setz, Indigo (trích)

31/07/2022

Thời gian đọc: 22 phút Không lâu sau khi Tommy ra đời, Roberta trở bệnh. Ban đầu là chứng mất cân bằng, buồn nôn và mất phương hướng ngắn hạn. Bởi Roberta đã từng gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau hai lần sinh nở trước đó, bà không suy nghĩ quá nhiều và cũng không đi khám. Nhưng chẳng mấy chốc, hai đứa con trai còn lại của bà, Paul và Marcus, cũng bắt đầu ốm. Chúng có những biểu hiện bệnh tương tự.

Nguyễn Hải Nhật Huy, Tôn Thất (trích)

30/06/2020

Thời gian đọc: 26 phút Dù gì thì ví von cậu Tôn với Jesus Christ cũng không phải là điều chỉ có những con chiên của Chúa mới nghĩ đến, vì cả hai đều sở hữu những thiên tài đặc biệt liên quan đến nước.

Ted Chiang, “Chuyện đời con”

21/01/2020

Thời gian đọc: 77 phút Từ đầu mẹ đã biết đích đến, và mẹ chọn con đường phù hợp. Nhưng mẹ đang tiến đến một niềm vui tột cùng, hay nỗi đau tột cùng? Mẹ sẽ đạt được giá trị tối thiểu, hay tối đa?

Bruno Schulz, “Những cửa hiệu quế”

31/07/2019

Thời gian đọc: 17 phút Cho tới cái lúc bắt đầu những ngày đông mơ màng ngắn ngủi nhất, sáng tối đều phủ một lớp màn chạng vạng mịn như lông, khi thành phố vươn mình ngày càng sâu vào mê cung của những đêm đông, và miễn cưỡng cựa mình tỉnh thức trước bình minh ngắn ngủi, bố tôi đã đánh mất hẳn mình và hoàn toàn lạc vào cái thế giới kia.

Tàn Tuyết, Những chuyện tình thế kỷ mới (trích)

20/04/2019

Thời gian đọc: 29 phút Sau khi nếm mùi thất bại, Long Tư Hương bắt đầu động não. Chị đắn đo không biết mình đi làm điếm liệu có được không. Nhưng điếm không phải cứ muốn mà làm được, đầu tiên phải có phòng riêng, sau đó phải được dẫn mối, ngoài ra còn phải bắt quen với công an. Đây đều là chướng ngại vật chị không vượt qua nổi.
Lại thêm hai năm nữa, trong những ngày tăm tối không thấy mặt trời, hai người phụ nữ gần như đã sắp tuyệt vọng với cuộc đời. Song đúng lúc này, nghề bán hoa trong thành phố lại dần khởi sắc. Thoạt đầu là lén lút, về sau ngày càng trắng trợn ngang nhiên. Nữ công nhân trong xưởng lần lượt gia nhập ngành này, đặc biệt là những cô trẻ trung lại có chút nhan sắc.

Mishima Yukio, Kịch Noh hiện đại

20/04/2019

Thời gian đọc: 45 phút Mishima đã “cải biên” một cách tài tình hai vở kịch Noh truyền thống nổi tiếng, đặt chúng vào bối cảnh thế kỷ hai mươi, với ít nhiều thay đổi trong thành phần nhân vật, cốt truyện. Hạt nhân hay mô-típ chủ đạo của câu chuyện, cũng như cốt cách và phong vị của kịch Noh truyền thống hầu như vẫn nguyên vẹn, và đồng thời đấy là kịch của thời nay, rộng mở cho những phương pháp biểu đạt khoáng đạt, phóng túng nhất của sân khấu hiện đại.

Clarice Lispector, Giờ khắc của vì sao ấy (trích)

21/01/2019

Thời gian đọc: 17 phút Tôi viết vì tôi không có gì khác để làm trên đời này: tôi bị thừa ra trên mảnh đất con người. Tôi viết bởi tôi cùng quẫn và tôi mệt, tôi không thể chịu nổi sự nhàm chán phải làm mình và nếu không phải nhờ có viết, cái luôn luôn mới mẻ ấy, tôi sẽ chết mỗi ngày, ấy là nói biểu tượng thế. Nhưng tôi đã sẵn sàng lẻn đi qua cửa sau. Tôi đã trải nghiệm hồ như tất thảy, kể cả đam mê và sự khốn cùng của đam mê. Giờ tôi chỉ muốn có cái tôi đã có thể là mà chưa bao giờ là.

Kim Thúy, Ru (trích)

30/10/2018

Thời gian đọc: 15 phút HỒI CÒN NHỎ, TÔI CỨ NGHĨ chiến tranh và hòa bình là hai từ trái nghĩa. Thế nhưng lúc Việt Nam còn khói lửa, tôi đã sống trong hòa bình, và tôi chỉ biết về chiến tranh sau khi Việt Nam xếp dọn vũ khí. Tôi nghĩ chiến tranh và hòa bình, trên thực tế, là bạn hữu và chúng cười nhạo chúng ta. Chúng đối xử với chúng ta như kẻ thù khi nào chúng thích, khi nào thấy tiện, mà chẳng thèm bận tâm đến định nghĩa hay vai trò mà chúng ta gán cho chúng. Vì thế, có lẽ không nên tin vào vẻ bề ngoài của chiến tranh hay hòa bình để chọn hướng nhìn. Tôi thật may vì ba mẹ tôi đã có thể giữ được điểm nhìn của họ bất kể cái màu của thời đại hay khoảnh khắc ấy có ra sao. Mẹ tôi thường đọc tôi nghe câu thành ngữ được viết trên bảng đen cái hồi bà lớp tám, ở Sài Gòn: Đời là chiến trận, nếu buồn là thua.