Machado de Assis, “Nghệ thuật làm ông lớn” (Đối thoại)

21/01/2019

Thời gian đọc: 18 phút Nhưng lâu lâu ghé vô hiệu sách cũng đáng, miễn là con phải bảo đảm là ai cũng thấy con đi vào đó. Có một cách đơn giản để giải quyết chuyện nan giải này: đi vào hiệu sách chỉ để bàn tán về những tin đồn trong ngày, chuyện nổi bật trong tuần, mấy vụ dâm ô hay xì-căng-đan nào đó, một sao chổi vừa lướt qua, hay bất cứ chuyện gì có thể nói (tất nhiên là trừ phi con thích tới gần các độc giả nghiện đọc các mục uyên bác của Monsieur Mazade trong tờ Revue des Deux Mondes); bảy mươi lăm phần trăm các cư dân đáng kính này sẽ lặp lại với con cùng một ý kiến thôi, và chính sự tẻ nhạt ấy lại hữu ích cực kỳ.

Roberto Bolaño, 2666 (trích dịch)

21/01/2019

Thời gian đọc: 17 phút Dường như thoạt tiên người ta nghĩ cuốn tiểu thuyết không thể bán quá một nghìn bản, vậy mà ba nghìn bản in đầu bán sạch veo sau một số bài điểm sách mâu thuẫn, tích cực, thậm chí nồng nhiệt, dọn đường cho việc in lần thứ hai, thứ ba và thứ tư.

Roberto Bolaño, “Điếm giết người”

21/01/2019

Thời gian đọc: 25 phút “Tôi thấy anh trên tivi, Max ạ, và tôi nghĩ: Đó là anh chàng của tôi. Tôi thấy anh cùng với nhóm của anh. Anh gọi nó là nhóm phải không? Có thể anh nói là băng, là đội, nhưng không. Tôi nghĩ anh gọi là nhóm: nó là một từ đơn giản và anh là một người đơn giản. Các anh đã cởi áo pull ra và các anh để ngực trần, phô bày tấm thân trai trẻ: những cơ ngực những bắp tay mạnh mẽ, mặc dù tất cả các anh đều thích có ngực không lông, vâm váp, hầu hết thế, nhưng thật ra tôi chẳng chú ý tới những bộ ngực hay thân hình khác lắm, chỉ chú ý tới ngực và thân hình của anh thôi, có gì đó ở anh khiến tôi không thể dứt ra, mặt anh, mắt anh đăm đắm nhìn về phía máy quay (dù chắc anh không nhận ra mình đang bị quay và phát hình vào phòng khách nhà chúng tôi), cái nhìn không đáy trong mắt anh, không giống như cái vẻ của chúng bây giờ, khác vô bờ với kiểu rồi chúng sẽ nhìn…

Clarice Lispector, Giờ khắc của vì sao ấy (trích)

21/01/2019

Thời gian đọc: 17 phút Tôi viết vì tôi không có gì khác để làm trên đời này: tôi bị thừa ra trên mảnh đất con người. Tôi viết bởi tôi cùng quẫn và tôi mệt, tôi không thể chịu nổi sự nhàm chán phải làm mình và nếu không phải nhờ có viết, cái luôn luôn mới mẻ ấy, tôi sẽ chết mỗi ngày, ấy là nói biểu tượng thế. Nhưng tôi đã sẵn sàng lẻn đi qua cửa sau. Tôi đã trải nghiệm hồ như tất thảy, kể cả đam mê và sự khốn cùng của đam mê. Giờ tôi chỉ muốn có cái tôi đã có thể là mà chưa bao giờ là.

Juan Rulfo, Pedro Páramo (trích)

21/01/2019

Thời gian đọc: 6 phút Điều đáng tiếc là các bà mẹ chúng ta đã đẻ chúng ta trên những chiếc giường tồi dẫu rằng chúng ta đều là con trai của ngài Pedro Páramo.

Susan Sontag, Pedro Páramo: Một cuốn sách đi ra từ im lặng

21/01/2019

Thời gian đọc: 5 phút Rulfo nói ông đã mang theo Pedro Páramo bên trong mình trong nhiều năm trời rồi mới biết phải viết nó thế nào. Đúng hơn, ông viết ra hàng trăm trang để rồi vứt đi – ông từng gọi tiểu thuyết là một bài tập lược bỏ. “Việc viết các truyện ngắn đã rèn giũa cho tôi,” ông nói, “và làm tôi thấy được sự cần thiết của việc biến mất và để cho các nhân vật tự do muốn nói gì thì nói, khiến cho tác phẩm xem ra thì thiếu cấu trúc. Nhưng trong Pedro Páramo có cấu trúc, một cấu trúc đi ra từ im lặng, những manh mối lơ lửng, những cảnh bị cắt đi, nơi mọi thứ diễn ra trong một thời gian đồng thời, tức là phi-thời gian.”

César Aira, “Bộ Não Phát Nhạc”

21/01/2019

Thời gian đọc: 32 phút Khi khởi hành tôi biết cả nhà sắp đi đâu, nếu chịu chú ý một tí, nhưng vừa leo lên xe tải một cái, thể nào mẹ cũng lại nổi hứng tò mò về một cái gì đó và sẽ yêu cầu bố đi vòng lại đầu đường hay sang đường khác để bà có thể nhìn một ngôi nhà, một cửa hàng, một cái cây, hay một tấm biển nào đó. Ông thì lại đã quen chiều lòng bà, và điều đó có nghĩa là thay vì chỉ chạy khoảng vài trăm mét theo đường thẳng, chúng tôi sẽ lái xe khoảng năm dặm, đi theo một lộ trình ngoằn ngoèo như mê cung. Đối với mẹ tôi, người chưa bao giờ rời khỏi Pringles, đó là cách để mở rộng thị trấn từ bên trong.

Pablo Neruda, “Thơ ca”

21/01/2019

Thời gian đọc: 4 phút Tôi trả lời: “Tôi rất sợ mất một người bạn đọc của mình. Tôi chăm mãi mới được đấy. Ông ấy thuộc đến từng nếp thơ của tôi… Mà Eliot đến là lắm tài… Ông ấy biết vẽ này… Lại viết tiểu luận này… Nhưng tôi muốn nâng niu, gìn giữ ông ấy với tư cách là một bạn đọc, chăm nom ông ấy như chăm một giống cây quý hiếm… Ông hiểu tôi mà, Fraser…”

Horacio Quiroga, “Con gà bị chặt đầu”

21/01/2019

Thời gian đọc: 13 phút Khi mặt trời dần khuất bóng và biến mất đằng sau bức tường, chúng mới thường cảm thấy vui sướng. Ánh sáng chói mắt luôn là thứ đầu tiên thu hút sự chú ý của chúng, mắt chúng sáng lên từng chút một, và cuối cùng, chúng cất tiếng cười điên dại, đứa nào cũng như bị nhiễm cùng cái cảm giác vui mừng phấn khích đó khi nhìn chằm chằm vào mặt trời xế chiều với niềm vui như con thú nhìn thấy con mồi, như thể mặt trời là một món ngon hấp dẫn.

1 2