Lawrence Venuti, Sự vô hình của người dịch (trích) (1995, 2008)

30/11/2021

Thời gian đọc: 93 phút Mục đích của cuốn sách này là tấn công vào sự vô hình của người dịch, qua một lịch sử của dịch thuật Anh ngữ đương đại và từ góc nhìn phản kháng lại nó. Và bằng việc xác định xem điều gì đã bị thống trị hoặc bị loại trừ trong quá khứ và bị che khuất trong sử học thông thường, một phân tích như vậy không chỉ có thể chất vấn các điều kiện văn hóa và xã hội xung quanh nó, mà còn đề xuất các điều kiện khác cần thiết lập trong tương lai.

Friedrich Schleiermacher, Về các phương pháp dịch thuật (1813)

30/11/2021

Thời gian đọc: 56 phút Mục đích của dịch giả cần phải là mang đến cho độc giả chính những hình ảnh và niềm vui thích mà tác phẩm gốc có thể mang lại cho bộ phận người đọc có hiểu biết mà chúng ta vẫn hay gọi là “người sành sỏi”: ngôn ngữ ngoại quốc anh ta đã quen nhưng vẫn luôn còn lại chút gì xa lạ; tuy không còn như cậu học trò phải chiếu từng chi tiết nhỏ sang tiếng mẹ đẻ mới nắm được nội dung toàn thể, nhưng luôn ý thức về sự khác biệt giữa ngôn ngữ ấy và tiếng mẹ đẻ của anh ta, ngay cả khi vẫn vui thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm.

Itamar Even-Zohar, Vị trí của văn học dịch trong đa hệ thống văn chương (1990)

30/11/2021

Thời gian đọc: 13 phút Ta rất dễ cho rằng do văn học dịch nằm ở vị trí ngoại biên trong nghiên cứu văn học nên nó cũng vĩnh viễn chiếm vị trí ngoại biên trong đa hệ thống văn chương, song điều này hoàn toàn không đúng. Văn học dịch trở thành trung tâm hay ngoại biên, và vị trí này liên quan gì với văn vựng mang tính đổi mới (“nguyên cấp”) hay bảo thủ (“thứ cấp”), tùy thuộc vào nhóm đa hệ thống cụ thể đang được nghiên cứu.

José Ortega y Gasset, Nhục và Vinh của dịch thuật (1937)

30/11/2021

Thời gian đọc: 38 phút Viết hay chứng tỏ sự bạo dạn nhất định. Thế đó, nhưng người dịch lại thường là người rụt rè. Chính bởi khiêm nhường, người dịch mới chọn một công việc nhỏ bé ấy. Y đối mặt với một công cụ điều khiển khổng lồ là ngữ pháp và tập quán ngôn ngữ. Y sẽ làm gì với một văn bản bất kham?

Esther Allen, Dịch thuật, Toàn cầu hóa, và tiếng Anh (2007)

30/11/2021

Thời gian đọc: 40 phút Khi một tác phẩm được dịch sang tiếng Anh, nó không chỉ đơn giản là tiếp cận lượng độc giả là người bản ngữ — mà nó tiếp cận lượng độc giả toàn cầu. Do đó, một tác phẩm khi được dịch sang tiếng Anh có cơ hội lớn hơn trong việc được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Và ngay cả khi không có bản dịch sau đó, một tác phẩm được viết bằng tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh sẽ có cơ hội xâm nhập vào thị trường sách lớn nhất trên toàn cầu và có thể được nhiều người thuộc các nền tảng ngôn ngữ, quốc gia và văn hóa khác nhau đọc hơn một tác phẩm được viết hoặc dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Tiếng Anh là loại tiền tệ ngôn ngữ mạnh nhất trên thế giới.

Jenny Williams, Các lý thuyết về người dịch (2013)

30/11/2021

Thời gian đọc: 57 phút Trong chương này, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nhận diện người dịch trong vai trò người xây dựng mạng lưới, đặc biệt trong bối cảnh những bước tiến gần đây mà công nghệ mới mang lại. Sau đó, chúng ta cùng xem lại những lý thuyết liên quan đến vai trò của người phiên dịch và sự hữu hình/vô hình của người (biên) dịch[1] (và sự dịch). Từ đây, chúng ta chuyển sang mổ xẻ những lý thuyết về quyền tác nhân và tính chủ quan, cũng như thảo luận những ảnh hưởng của lý thuyết hậu hiện đại lên quan điểm về người dịch. Tiếp đó, chúng ta sẽ quan sát người dịch qua lăng kính quản lý rủi ro và bàn về trách nhiệm đạo đức của người dịch trước khi khép lại chương này bằng việc khái quát các lý thuyết liên quan đến đào tạo người dịch.