Ray Bradbury, “Rồi mưa lành sẽ tới”

18/07/2018

Thời gian đọc: 11 phút Trong phòng khách, chiếc đồng hồ biết nói ngân nga Tích-tắc, bảy giờ rồi, dậy đi thôi, dậy đi thôi, bảy giờ rồi! cứ như nó sợ là chẳng ai thức. Ngôi nhà buổi sáng nằm trống rỗng. Đồng hồ cứ tích tắc, lặp đi lặp lại những âm thanh máy móc trong vắng lặng. Bảy giờ chín phút, điểm tâm một chút, bảy giờ chín phút!

Trong nhà bếp, chiếc lò điểm tâm thở hắt lên một tiếng và từ cõi lòng ấm áp của nó tống ra tám lát bánh mì nướng nâu giòn hoàn hảo, tám đĩa trứng chiên, mười sáu lát thịt xông khói, hai tách cà phê và hai cốc sữa mát lạnh.

– Hôm nay là ngày 4 tháng Tám năm 2026 – một giọng nói thứ hai vẳng ra từ trần nhà bếp – ở Allendale, bang California. – Giọng nói lặp lại ngày tháng đó ba lần cho nhớ. – Hôm nay là sinh nhật ông Featherstone. Hôm nay kỷ niệm ngày cưới của Tilita. Có thể đóng bảo hiểm, cũng như đóng tiền nước, tiền ga, tiền điện.

“Người dịch nào cũng sống luôn trong cuốn sách mình đang dịch”: Phỏng vấn Thiên Nga

18/07/2018

Thời gian đọc: 7 phút Nếu đã từng đọc, bất kỳ trong số các cuốn sau, mà có lẽ là hơn một, Kiêu hãnh và định kiến, Ăn, cầu nguyện, yêu, Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, Đại dương cuối đường làng, Yêu Dấu, Người con trai, Ngựa chứng đầu xanh, Tiếng kèn thiên nga v.v… thì bạn đã tiếp xúc với dịch giả Thiên Nga qua những con chữ. Là cộng tác viên thân thiết của nhiều công ty sách, Thiên Nga dịch nhiều và cực đa dạng, âm thầm suốt nhiều năm qua.

Günter Grass, Nghệ thuật Tiểu thuyết số 124

18/07/2018

Thời gian đọc: 17 phút Ngày còn bé tôi nói dối rất tài. Được cái may là mẹ tôi thích nghe những chuyện tôi bịa ra. Tôi hứa với bà đủ thứ điều hay ho. Năm tôi mười tuổi, mẹ gọi tôi là Peer Gynt. Peer Gynt này, bà bảo tôi, nghe con nói mà xem, giờ con đang kể cho mẹ đủ những chuyện hay ho về cái lúc nhà mình sẽ đến đi du lịch đến Naples… Chẳng mấy mà tôi bắt đầu viết lại những chuyện mình bịa ra. Và giờ đây tôi vẫn vậy!

“Sống đứng còn hơn chết quỳ”: “Catch-22” của Joseph Heller

18/07/2018

Thời gian đọc: 6 phút Bẫy-22 là một trại điên vui nhộn nơi không ai tự nhận mình điên và tất cả đều nghĩ người khác điên và lần lượt các nhân vật đều bị các nhân vật khác gọi là điên, mà trùm cuối của điên chính là Yossarian. Với 228 từ điên, với nhân vật liên tục kết cho nhau là điên, nào “các anh điên rồi,” “bọn họ toàn những kẻ điên,” nào “bệnh điên rất dễ lây lan,” nào “Clevinger nghĩ Yossarian điên,” “McWatt bị điên,” “Nately cũng điên không kém,” “Orr cũng là một trong mấy gã điên,” “Hungry Joe bị điên,” “Dubar bị điên,” “thượng sĩ White Halfoat nghĩ bác sĩ Daneeka bị điên.” Họ lần lượt vu cho nhau điên, thuyết phục nhau rằng mày điên, tao không điên.

Ngọt buồn man mác như con tê giác xưa: “Miền non cao xứ Bồ Đào” của Yann Martel

18/07/2018

Thời gian đọc: 8 phút Tão docemente triste quanto um rinoceronte, câu thành ngữ cổ xưa của Xứ Bồ Đào, nói về sự biến mất sầu muộn và kỳ lạ của loài tê giác Iberia, dường như cũng trở thành linh hồn cho mọi câu chuyện Yann Martel chọn kể. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông, Miền Non Cao Xứ Bồ Đào, một lần nữa, tiếp nối tinh thần cuốn sách trước đó, Cuộc đời của Pi, đặt con người trong vô vàn những tình thế ngặt nghèo nhất của cuộc sống, soi chiếu mình qua tấm gương của tổ tiên chúng ta, để thấy rằng điều gì mới thực sự quan trọng nhất, và rồi sẽ còn lại sau cuối giữa kiếp người buồn bã mà ngọt ngào này?

Andrew Sean Greer, Less, Pulitzer 2018 (trích)

18/07/2018

Thời gian đọc: 13 phút “Tủ sách của tôi vẫn còn chưa có một chuyện tình giữa hai người đàn ông mà không vật vã hay đau khổ, vậy là tôi muốn viết cuốn sách ấy.”

Hwang Jungeun, “Khoảnh vườn của Đậu”

18/07/2018

Thời gian đọc: 30 phút Hwang Jungeun, sinh năm 1976 tại Seoul, là một cây bút độc đáo và giàu nội lực của văn chương Hàn Quốc hiện đại. Suốt mười ba năm sáng tác, với ba tập truyện ngắn và ba tiểu thuyết đã xuất bản (trong đó có tiểu thuyết nhan đề Một trăm cái bóng sắp ra mắt bản tiếng Việt), Hwang Jungeun chưa bao giờ ngần ngại tiến tới những ngưỡng huyền ảo khó ngờ nhất để khắc họa một hiện thực chân thực, tàn khốc nhất cùng những số phận nhạt nhờ, nhỏ nhoi nhất bị rào buộc trong hiện thực ấy.

Nhuận bút cho dịch giả ảnh hưởng thế nào đến việc phổ biến sách kinh điển nước ngoài ở Trung Quốc

18/07/2018

Thời gian đọc: 6 phút Tôi khao khát muốn giới thiệu những tác phẩm văn chương xuất sắc nhất của nước ngoài tới độc giả trong nước, nhưng tham vọng của tôi liên tục bị thực tế xuất bản đầy bất hạnh ở Trung Quốc dập tắt. Giá sách rẻ mạt khiến cả dịch giả lẫn biên tập viên buộc phải làm việc với mức thù lao thảm hại, và dưới điều kiện làm việc bất công như vậy, thật khó lòng mà cải thiện chất lượng bản dịch.

Mặc Đỗ & Huỳnh Phan Anh: Những tài năng đa dạng

18/07/2018

Thời gian đọc: 5 phút Mặc Đỗ và Huỳnh Phan Anh tuy không cùng độ tuổi cũng chưa từng là những người đồng hành nhưng sự nghiệp văn chương của họ có khá nhiều nét tương đồng. Họ đều là những tài năng đa dạng: sáng tác, tiểu luận, phê bình, dịch thuật… mà nổi bật nhất là họ đã mang đến cho độc giả Việt nhiều tác phẩm dịch thuật giá trị. Cả hai đều là những thủ lĩnh văn nghệ của thời mình khi tạo lập và khởi xướng các nhóm văn chương với dấu ấn rõ nét.

1 26 27 28