Thơ Rainer Maria Rilke

Theo dõi Zzz Review năm bữa nửa tháng của chúng tôi
Poet Rainer Maria Rilke (1875 - 1926) with his wife, sculptress Clara Westhoff, circa 1910. (Photo by Keystone/Hulton Archive/Getty Images)
Thời gian đọc: 4 phút

(Bài viết thuộc Zzz Review số 6, 31-7-2019)

Rainer Maria Rilke (1875-1926) là một nhà thơ Áo viết bằng tiếng Đức, được coi là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỉ 20.

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013), người được tôn vinh là Giáo hoàng văn học, nói về con người và thơ Rainer Maria Rilke:

„Ông là người hùng, là thánh nhân của nhiều thế hệ Đức, hơn thế nữa, của cả độc giả châu Âu. Đối với họ, ông là hiện thân của thi ca, cái tên âm vang tiết tấu Rainer Maria Rilke trở thành biểu niệm của thơ. Tuy nhiên khác với những nhà thơ lớn khác của thế kỷ qua, mặc dầu không phải trước tiên, Rilke cũng còn được cảm nhận như nhà tiên đoán và nhà tiên tri nữa. Người ta đón nhận lời ông như đấng cứu thế và như một thứ thay thế tôn giáo.“

– Phạm Kỳ Đăng

Rilke_im_Studio_al_Ponte_im_Garten_der_Villa_Strohl-Fern_in_Rom_1904
Rainer Maria Rilke năm 1904. Hình ảnh thuộc phạm vi công cộng.

Tôi ở nhà giữa ngày và mộng

Tôi ở nhà giữa ngày và mộng.
Nơi trẻ ngủ chập chờn, sốt vì đuổi bắt nhau,
Nơi đó người già ngồi xuống khi chiều đến,
Và bếp rực lên chiếu sáng căn lầu.

Tôi ở nhà giữa ngày và mộng.
Nơi đó chuông chiều đòi rõ ràng ngân
Các cô gái thờ thẫn bởi tiếng vọng xa dần,
Mỏi mệt tựa vào bên thành giếng.

Và một cây đoan là cây tôi yêu mến;
Tất cả những mùa hè nín lặng ở trong cây
Trong nghìn vạn cành tái hồi quẫy cựa
Và lại thức lên giữa mộng và ngày.

Nguyên tác tiếng Đức:
Ich bin zu Hause zwischen Tag und Traum

Ich bin zu Hause zwischen Tag und Traum.
Dort wo die Kinder schläfern, heiß vom Hetzen,
dort wo die Alten sich zu Abend setzen,
und Herde glühn und hellen ihren Raum.

Ich bin zu Hause zwischen Tag und Traum.
Dort wo die Abendglocken klar verlangen
und Mädchen, vom Verhallenden befangen,
sich müde stützen auf den Brunnensaum.

Und eine Linde ist mein Lieblingsbaum;
und alle Sommer, welche in ihr schweigen,
rühren sich wieder in den tausend Zweigen
und wachen wieder zwischen Tag und Traum.

 

Em hỏi anh: Có gì trong giấc mộng

Em hỏi anh: Có gì trong giấc mộng
trước khi anh mang tháng Năm tới em đây?
Cánh rừng chăng. Có giông bão trong cây
và bóng đêm đến ở trên mọi ngả.

Có những toà thành đứng trong biển lửa,
có đàn ông vung kiếm sa trường,
và đàn bà bận đồ tang tóc,
báu vật ôm ra khỏi cổng, khóc thương.

Có những đứa trẻ ngồi bên bờ suối,
đêm đến ngân cho chúng tiếng ca,
hát thật lâu, vút trên giai điệu ngọt,
cho đến khi chúng quên lãng ngôi nhà.

Nguyên tác tiếng Đức:
Fragst du mich: Was war in deinen Träumen

Fragst du mich: Was war in deinen Träumen,
ehe ich dir meinen Mai gebracht?
War ein Wald. Der Sturm war in den Bäumen
und auf allen Wegen kam die Nacht.

Waren Burgen die in Feuer standen,
waren Männer, die das Schlachtschwert schlugen,
waren Frauen, die in Wehgewanden
Kleinod weinend aus den Toren trugen.

Kinder waren, die an Quellen saßen,
und der Abend kam und sang für sie,
sang solang, bis sie das Heim vergaßen
über seiner süßen Melodie.

 

Anh thấy em thảy trong vạn vật

Anh tìm thấy em thảy trong đây mọi vật,
với chúng, anh thân như thể anh em;
Trong vật nhỏ em phơi tựa hạt mầm non,
trong vật lớn em dấn thân to lớn.

Đó là trò chơi diệu kỳ của các cường lực
chúng đi qua các sự vật, hiến dâng mình:
Lớn trong rễ, tản mác lên chồi nụ
và trong những tán cây như cuộc phục sinh.

Nguyên tác tiếng Đức:
Ich finde dich in allen diesen Dingen

Ich finde dich in allen diesen Dingen,
denen ich gut und wie ein Bruder bin;
als Samen sonnst du dich in den geringen
und in den großen giebst du groß dich hin.

Das ist das wundersame Spiel der Kräfte,
dass sie so dienend durch die Dinge gehn:
in Wurzeln wachsend, schwindend in die Schäfte
und in den Wipfeln wie ein Auferstehn.

 

Điệu dân ca

Lòng tôi vậy quá sao rung cảm
Điệu dân ca vùng đất Bohemia,
Len vào tim nhẹ điệu ca
Làm con tim nặng thiết tha nỗi lòng.

Nếu một đứa trẻ trên đồng khẽ
Hát lên khi cào rẽ khoai tây,
Bài ca của bé còn đây
Vang trong anh suốt canh chầy giấc mơ.

Dẫu là thế anh giờ cũng đã
Đi xa cùng thôn dã nước non,
Mà sao điệu khúc mãi còn
Sau nhiều năm lại véo von trong lòng.

Nguyên tác tiếng Đức:
Volksweise

Mich rührt so sehr
böhmischen Volkes Weise,
schleicht sie ins Herz sich leise,
macht sie es schwer.

Wenn ein Kind sacht
singt beim Kartoffelnjäten,
klingt dir sein Lied im späten
Traum noch der Nacht.

Magst du auch sein
weit über Land gefahren,
fällt es dir doch nach Jahren
stets wieder ein.

 

Những cây thông cao khản hơi hít thở

Những cây thông cao khản hơi hít thở
trong tuyết mùa đông, và xốp mềm thêm vẻ
hào nhoáng của cây ấp ủ mọi mầm ươm.
Những con đường trắng trở nên khẽ khàng hơn,
những túp nhà thân thương thêm phần ý nhị.

Đây đó đồng hồ hát ca, trẻ con run rẩy:
một thanh củi nổ toác trong bếp lò xanh
và đổ nhào trong giông tố sáng trưng,-
và ngoài kia trong lóng lánh tuyết bông
ngày trắng lớn, vươn lên vĩnh cửu.

Nguyên tác tiếng Đức:
Die hohen Tannen atmen heiser

Die hohen Tannen atmen heiser
im Winterschnee, und bauschiger
schmiegt sich sein Glanz um alle Reiser.
Die weißen Wege werden leiser,
die trauten Stuben lauschiger.

Da singt die Uhr, die Kinder zittern:
Im grünen Ofen kracht ein Scheit
und stürzt in lichten Lohgewittern, –
und draußen wächst im Flockenflittern
der weiße Tag zur Ewigkeit.

Phạm Kỳ Đăng dịch

Chấm sao chút:

Đã có 0 người chấm, trung bình 0 sao.

Hãy là ngôi sao đầu tiên của chúng tôi <3

Người góp chữ

Phạm Kỳ Đăng
  • Sinh năm 1959
  • 1973-1976: Học phổ thông trường Lê Hồng Phong – Nam Định
  • 1977-1983 lưu học tại CHDC Đức, tốt nghiệp ngành Lưu trữ văn thư trường Tổng hợp Humboldt
  • 1991-1992 Đồng sáng lập và biên tập tạp chí Đối Thoại / Tạp chí Văn hóa – Khoa học Xã hội Đức- Việt
  • Làm thơ (viết các tập Nguyện hồn thi nhân, Mê ca, Ngả muôn ai và Sứ điệp), viết báo và dịch thuật
  • Sống và làm việc tại Berlin.
Theo dõi Zzz Review năm bữa nửa tháng của chúng tôi

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*


%d bloggers like this: