Douglas Stuart, “Không đủ”
Dưới phần dành cho dị tính là những mẩu tin thăm dò tìm các thanh niên nam nữ đồng tính. Chúng là ngọn đèn hiệu vạch đường cho những người trẻ vô hình. Tôi quả có cô đơn. Đã cô đơn rất lâu rồi. Những cậu bé này cũng vậy. Đó là lý do chúng tôi tụ tập về đây – bên dưới những người dị tính.
Hot boy không thẳng
-
Ocean Vuong, Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian (trích)
18/11/2020Cuốn tiểu thuyết đậm chất tự truyện này được kể dưới hình thức một lá thư do nhân vật chính, cũng là một nhà thơ thành danh, viết cho người mẹ không biết đọc của mình. Trong đó, anh kể lại cuộc sống của một cậu bé châu Á trên đất Mỹ, những cảm xúc cũng như trải nghiệm tình dục đầu đời của một thiếu niên đồng tính, các mẩu hồi ức đầy ám ảnh về chiến tranh Việt Nam truyền lại từ bà ngoại và mẹ, xen lẫn là những suy ngẫm về vẻ đẹp của cuộc đời.
-
18/11/2020
-
Marcus Mạnh Cường Vũ, Du (trích)
18/11/2020
Les hậu Đài Loan
Khâu Diệu Tân, Nhật ký Cá sấu (trích)
Cậu biết đấy, tôi lúc nào cũng yêu phụ nữ, ấy là sơ đồ bên trong tôi. Nhưng cậu đâu có biết, năm xưa khi đi cùng cậu, trong lòng tôi khổ sở biết nhường nào, mà tôi lại không cách nào tỏ lộ cho cậu hiểu được. Sống là đau khổ, sống là tội ác, vậy thì để tôi rời xa cậu vậy.
Cậu yêu phụ nữ như một điều tự nhiên, như yêu đàn ông vậy, cậu không tin rằng có bi kịch, cũng không muốn thừa nhận sẽ có bất hạnh chực chờ phía trước, thế nên cậu luôn quy những đau đớn tái tê trong ánh mắt tôi là do tính tình bi kịch bẩm sinh của tôi.
Tôi sống trong thế giới “đồ ăn có độc”. Tôi yêu một người phụ nữ đồng loại với mình, bằng tâm thế hết-thuốc-chữa, từ khi ý thức về tình yêu nảy mầm trong sinh mệnh tôi tới tận bây giờ, ba chữ “hết thuốc chữa” đã bao quát toàn bộ đau khổ của tôi, hình phạt ấy cũng sẽ là cái ách nặng nề tôi phải đóng suốt kiếp này.
LGBTQ+ – văn hóa, lịch sử và triết học
Đi tìm những con cá sấu ở Ximending: Khát vọng tính nữ và Văn hoá Đồng chí Đài Loan trong thập niên 1990
Từ vị trí “lệch chuẩn” này, danh tính Đài Loan – cơ thể được gán cho hoặc mã hoá thành Đài Loan, đã queer ngay cả trước khi ta kịp đến với luận đề về giới và tính.
Trang kiếm hiệp cuối cùng: Mishima Yukio, tình dục và truyền thống võ hiệp tiểu thuyết
Lặng lẽ gợn sóng và tan biến vào lịch sử như đá ném xuống ao, các cuộc bạo loạn được Mishima đưa vào tác phẩm và trở thành cái mà ông quan niệm là những khoảnh khắc bất tử. Viết về chúng là cách Mishima thực hiện bạo lực trong âm thầm; ông thấy mình trở thành một trong những kẻ nổi loạn, chiến đấu bên cạnh họ trong không gian và thời đại của riêng ông.
Đồng tính và triều đình Trung Hoa hậu kỳ phong kiến
Tiểu luận của Vivian W. Ng trước tiên tái hiện bối cảnh xã hội Trung Hoa thế kỷ 17, sau đó khám phá những cách thể hiện tình yêu đồng tính trong văn học và mối quan hệ giữa những cách thể hiện này với triết lý Nho giáo, và cuối cùng, phân tích phản ứng từ giới quan lại Trung Hoa.
Lý thuyết queer cho mọi người
Giờ đây chúng ta có công cụ để bóc những nhãn dán tách tình dục đồng giới ra khỏi gia đình, nghiên cứu dị giới khỏi thuyết nữ quyền và đồng tính nữ khỏi phụ nữ. Bài viết này sẽ mở đầu bằng cái nhìn tổng quan về cách nắm bắt những công cụ ấy, sau đó là kiểm lại những món trang bị đưa ra trong vài nghiên cứu queer gần đây, hầu hết tập trung vào các nước Anh, Pháp, Mỹ thế kỷ 19 và 20, để hiểu hơn không chỉ về giới và tính dục mà cả về tính hiện đại và những cành nhánh của nó – khoa học, chủ nghĩa tự do, dân chủ và văn hóa tiêu dùng.
Judith Butler, Rắc rối giới (trích)
Rắc rối giới cố gắng phơi bày cách một số giả định đã ăn thành nếp và bạo lực ngăn không cho ta suy nghĩ xem cái gì là khả thi trong đời sống được phân định theo giới.
‘để đọc trong một buổi chiều’
by K in Tiểu luận
Với tôi, đọc sách giống như yêu đương, ta không tìm kiếm nhưng chúng ta vẫn đến với nhau, chúng ta yêu nhau vì lúc ấy cần phải như thế, và cũng giống như vạn sự trên thế gian này, tình yêu cũng biến mất, và một buổi chiều nào đó ta nhớ mang máng về người yêu cũ, người mà có khi ta không nhớ rõ nét mặt, nhưng ta nhớ ta đã yêu người đó thế nào.
Trong bài viết rất ngắn này, tôi không tham vọng kể hết những cuốn sách về LGBTQ+ từng xuất bản ở Việt Nam, và điều đó cũng nằm ngoài tầm của tôi. Tôi chỉ muốn coi bạn, người đọc bài viết này, như một người bạn của tôi, người mà, khi tôi đọc một cuốn sách hay, tôi sẽ chỉ nói ‘Này đọc đi.’
Lời bàn mới